Lịch sử hình thành Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong kháng chiến chống Pháp

Ngày 25 tháng 1 năm 1941, thành lập Chiến khu Bắc Sơn-Võ Nhai.

Ngày 4 tháng 6 năm 1945, Tổng Bộ Việt Minh Quyết định thành lập Khu Giải phóng Việt Bắc gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang và một phần các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên...

Ngày 16 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh tuyên bố tổ chức, kiện toàn, thành lập 12 Chiến khu trong cả nước. Chiến khu 1 bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Ninh, Quảng Yên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lai Châu, Sơn LaChâu Mai Đà (thuộc Hoà Bình).Ông Lê Quảng Ba được bổ nhiệm làm Khu trưởng và ông Tạ Xuân Thu làm Chính ủy Khu.[1]

Ngày 17 tháng 3 năm 1946, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trường Quân chính Bắc Sơn thuộc Chiến khu 1 với nhiệm vụ huấn luyện cán bộ trung đội, đại đội được bố trí tại xóm Cầu Tre, Đồng Quang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

Ngày 19 tháng 8 năm 1946, Báo Chiến khu (tờ báo của lực lượng vũ trang Chiến khu 1) ra đời.

Ngày 28 tháng 11 năm 1946, Chính phủ ra Sắc lệnh 518/CP phân chia Chiến khu 1 thành 4 Chiến khu (1, 10, 12, 14) theo vùng chỉ đạo kháng chiến. Khi đó Chiến khu 1 bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phúc Yên, do Chu Văn Tấn làm Khu trưởng.[2].

Ngày 16 tháng 2 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 19/SL về tổ chức Tòa án binh khu trên toàn cõi Việt Nam. Quy định mỗi chiến khu có một tòa án binh, với chức năng xét xử những vụ án liên quan đến lĩnh vực quân sự.

Ngày 1 tháng 5 năm 1947, Trường Du kích Lam Sơn thuộc Ban Dân quân Chiến khu 1 được thành lập, với nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung đội, đại đội. Giữa tháng 5 năm 1947, thành lập Trường Bổ túc Quân chính Chiến khu 1.

Ngày 25 tháng 1 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 120/SL bãi bỏ cấp Khu, sáp nhập Khu thành Liên khu. Khi đó, Chiến khu 1 và Chiến khu 12 sáp nhập lại thành Liên khu 1 gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên, Quảng Yên và Hải Ninh, do Chu Văn Tấn làm Liên khu trưởng, Lê Hoà làm Liên khu phó, Nguyễn Trọng Vĩnh làm Chính trị uỷ viên. Cũng trong ngày đó, Ủy ban kháng chiến và Ủy ban hành chính Liên khu thống nhất thành Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu.

Ngày 3 tháng 11 năm 1948, Tổng Chính ủy ra chỉ thị về việc thi hành chế độ Chính ủy trong quân đội. Thực hiện Nghị quyết Trung ương, Bộ Tư lệnh Liên khu đã phổ biến quán triệt, hướng dẫn, chỉ đạo hình thành cơ quan chuyên môn giúp việc cho Chính ủy. Ở Liên khu bộ, Phòng Chính trị làm tham mưu giúp Bộ Tư lệnh Liên khu chỉ đạo thành lập 3 ban đó là Tổ chức, Tuyên huấn và Kiểm tra.

Ngày 4 tháng 11 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 127/SL hợp nhất Liên khu 1 và Liên khu 10 thành Liên khu Việt Bắc do Chu Văn Tấn làm Chủ tịch, Bùi Quang Tạo làm Phó Chủ tịch, Lê Quảng Ba làm đặc phái viên của Bộ ở Liên khu. Tính đến thời điểm này, Liên khu Việt Bắc gồm 17 tỉnh là Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lai Châu, Sơn La. Lê Quảng Ba bổ nhiệm làm Tư lệnh, Chu Văn Tấn làm Chính ủy.[3].

Trong kháng chiến chống Mỹ

Ngày 3 tháng 6 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 017/SL thành lập các Quân khu trong đó có Quân khu Việt Bắc gồm 10 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh phúc. Lê Quảng Ba làm Tư lệnh Quân khu, Chu Văn Tấn làm Chính ủy Quân khu.[4]

Sau ngày thống nhất đất nước

Ngày 24 tháng 5 năm 1976, sáp nhập Quân khu Tây BắcQuân khu Việt Bắc thành Quân khu 1 gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu. Năm 1978, nhập thêm 2 tỉnh Hà BắcQuảng Ninh (tách ra từ Quân khu 3) và tách ra các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu để thành lập Quân khu 2.

Năm 1979, tách Quảng Ninh để thành lập Đặc khu Quảng Ninh.

Trong chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn là chiến trường trọng điểm kiềm chân gần 20 sư đoàn quân Trung Quốc xâm lược. Sau năm 1979 đến năm 1989, địa bàn quân khu I luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, đánh bại các âm mưu lấn chiếm của quân đội Trung Quốc. Đây là thời kỳ lực lượng vũ trang quân khu phát triển mạnh mẽ nhất, quy mô quân chủ lực có các quân đoàn 14, 26, quân đoàn bổ trợ với 11 sư đoàn bộ binh và hàng chục trung, lữ đoàn bộ binh, binh chủng độc lập, tổng quân số có lúc lên đến 200.000 người.

Từ năm 2000 đến nay

Địa bàn hiện tại bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang.[5]

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quần đảo Trường Sa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam http://saosang.net/viet-nam/chien-si-lu-doan-210-m... http://baocaobang.vn/Chinh-tri/Tin-buon/35311.bcb http://baocaobang.vn/Thoi-su/Ban-Lien-lac-Su-doan-... http://www.baocaobang.vn/Chinh-tri/Tin-buon/35311.... http://www.baocaobang.vn/Kinh-te/Doan-KTQP-799-Con... http://baoquankhu1.vn/tin-tuc/quoc-phong-an-ninh/c... http://baodientu.chinhphu.vn/Utilities/PrintView.a... http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Bo-nhiem-thang-quan-h... http://baobacgiang.com.vn/bg/an-ninh/quoc-phong/13... http://baobacgiang.com.vn/bg/an-ninh/quoc-phong/13...